Tìm hiểu về chương trình Kỹ Năng Đặc Định

Giới thiệu chương trình

Chương trình Kỹ năng đặc định – Tokutei 「特定技能」 (KNĐĐ) là chương trình tiếp nhận lao động của Nhật Bản với mục đích đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ,… sau đó quay trở về làm việc và đóng góp cho Việt Nam.

Với thời hạn làm việc 05 năm, chương trình KNĐĐ dành cho người lao động có trình độ, tay nghề và tiếng Nhật nhất định.

KNĐĐ được chính phủ Nhật Bản thông qua vào ngày 8/12/2018 và đã bắt đầu triển khai vào tháng 4/2019 với 2 chương trình: “Kỹ năng đặc định số 1” + “Kỹ năng đặc định số 2” (các bạn chỉ cần quan tâm chương trình “Kỹ năng đặc định số 1” trong thời điểm hiện tại, do chương trình còn lại chưa được áp dụng).

1. “Kỹ năng đặc định số 1” vs “Kỹ năng đặc định số 2”?

Thời điểm hiện tại, chỉ có chương trình Kỹ năng đặc định (KNĐĐ) số 1 chính thức được áp dụng, chương trình KNĐĐ số 2 dành cho đối tượng đã hoàn thành chương trình KNĐĐ số 1 và hiện tại chưa có thông tin chính thức về chương trình này.

Tóm lại, các bạn chỉ cần quan tâm chương trình KNĐĐ số 1 ở thời điểm này.

2. Những ai có thể tham gia Kỹ năng đặc định?

Chương trình KNĐĐ số 1, cho phép 2 đối tượng sau được tham gia:

  • Du học sinh, Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 01 – 03 – 05 năm trở về nước.
  • Ứng viên chưa từng sang Nhật nhưng có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn (trong 14 ngành nghề ) và ngoại ngữ (tiếng Nhật từ N4 trở lên) nhất định.

3. Người lao động có thể trực tiếp đăng ký tham gia chương trình hay phải thông qua công ty phái cử?

Nếu đang ở Nhật, bạn có thể trực tiếp đăng ký tham gia chương trình Kỹ năng đặc định.

Nếu đang ở Việt Nam, bạn phải đăng ký chương trình thông qua tổ chức/cơ quan phái cử được cấp phép.

4. Điều kiện tuyển dụng đầu vào tham gia Kỹ năng đặc định gồm những gì?

  • Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ tiếng Nhật cao hơn chương trình Thực tập sinh kỹ năng (chương trình 3 năm hoặc 1 năm).
  • Đậu kỳ thi kỹ năng đặc định bao gồm: kỹ năng chuyên môn và năng lực tiếng Nhật (N4) theo từng lĩnh vực tiếp nhận.
  • Điều kiện chung:
    • Nam cao từ 158 cm, nặng 50 kg trở lên
    • Nữ cao từ 150 cm, nặng 45 kg trở lên
    • Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh như: viêm gan siêu vi B, HIV, mù màu và các bệnh truyền nhiễm khác,…

5. Trên 30 tuổi có tham gia Kỹ năng đặc định được không?

Hiện tại chương trình Kỹ năng đặc định không giới hạn độ tuổi tối đa, nhưng độ tuổi tối thiểu là từ 18 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, độ tuổi tham gia có thể phụ thuộc vào yêu cầu tuyển dụng từ phía công ty tuyển dụng lao động Nhật Bản.

6. Nếu đã lập gia đình và có con thì có tham gia Kỹ năng đặc định được không?

Tùy thuộc vào yêu cầu tuyển dụng từ phía công ty tuyển dụng lao động Nhật Bản.

7. Những ngành nghề tuyển dụng của Kỹ năng đặc định là gì?

Có 14 ngành nghề tiếp nhận như sau:

  • Xây dựng
  • Đóng tàu
  • Bảo dưỡng xe ô tô
  • Hàng không
  • Khách sạn
  • Điều dưỡng
  • Vệ sinh tòa nhà
  • Nông nghiệp
  • Ngư nghiệp
  • Chế biến thực phẩm
  • Nhà hàng
  • Gia công chế tạo công nghiệp
  • Sản xuất máy công nghiệp
  • Các ngành liên quan điện – điện tử – viễn thông.

8. Mức lương và chế độ của Kỹ năng đặc định như thế nào?

Lương cao hơn Thực tập sinh và tương đương với người Nhật cùng một trình độ trong ngành nghề đó (tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào khu vực tiếp nhận làm việc).

Người lao động sẽ tự chi trả tiền nhà, đóng các khoản bảo hiểm, thuế,… như lao động người Nhật.

9. Điều kiện để được tham gia Kỹ năng đặc định gồm những gì?

Điều kiện khi tham gia chương trình KNĐĐ như sau:

  • Đối tượng 1: Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 03 – 05 năm trở về nước:
    • Có trình độ tiếng Nhật từ N4 trở lên
    • Có bằng kỹ năng cấp 3, nếu không có bằng kỹ năng cấp 3 thì phải có giấy xác nhận của công ty đã làm việc tại Nhật
    • Có thời gian lao động tại Nhật hơn 2 năm 10 tháng
  • Đối tượng 2: Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 01 năm trở về nước hoặc Ứng viên chưa từng sang Nhật
    • Có kinh nghiệm và chuyên môn trong 14 ngành nghề tiếp nhận (đậu kỹ năng chuyên môn)
    • Có trình độ tiếng Nhật từ N4 trở lên

10. Thời hạn hợp đồng của Kỹ năng đặc định là bao lâu?

Hiện tại, thời gian làm việc của chương trình kỹ năng đặc định số 1 là 5 năm và kỹ năng đặc định số 2 là 5 năm, tổng cộng 2 chương trình là 10 năm.

Tuy nhiên, để tham gia KNĐĐ số 2 (được bảo lãnh người thân và cơ hội vĩnh trú tại Nhật) thì người lao động cần phải hoàn thành KNĐĐ số 1.

11. Tổng chi phí tham gia chương trình là bao nhiêu?

Đang cập nhật, bạn nhớ đón theo dõi sau nhé!

12. Vé máy bay sang Nhật làm việc sẽ do người lao động tự chi trả hay công ty tiếp nhận chi trả?

Có thể là do người lao động chi trả hoặc thỏa thuận với công ty tiếp nhận.

13. Thi Kỹ năng đặc định sẽ gồm những gì và thi ở đâu, chi phí bao nhiêu?

Đang cập nhật, bạn nhớ đón theo dõi sau nhé!

14. Kỳ thi Kỹ năng đặc định bao lâu tổ chức một lần? Nếu thi rớt có được thi lại hay không và thời gian là bao lâu?

Kỳ thi kỹ năng đặc định bao gồm: thi năng lực Nhật ngữ và thi chuyên môn tay nghề.

  • Thi năng lực Nhật ngữ, có 2 lựa chọn thi:
    • Kỳ thi theo chương trình KNĐĐ: 5 lần/năm
    • Kỳ thi JLPT: 2 lần/năm (vào tháng 7 và 12 hàng năm)
  • Thi tay nghề, chuyên môn: tùy theo ngành nghề sẽ có số lần thi và thời gian thi tương ứng nên chưa có thông tin cụ thể.

Nếu thi rớt, người lao động có thể đăng ký thi lại.

15. Bằng kỹ năng cấp 3 là gì? Làm sao để có bằng này?

Thời gian làm việc theo chương trình Thực tập sinh kỹ năng có thời hạn từ 3 – 5 năm và được chia thành 3 giai đoạn. Khi chuyển tiếp mỗi giai đoạn, người lao động cần phải vượt qua kỳ thi kiểm tra tay nghề để được tiếp tục làm việc tại Nhật.

Từ đó, với đối tượng thực tập sinh 3 năm các bạn thường phải thi chứng chỉ tay nghề cấp 3 trước khi về nước, chứng chỉ này thường được sử dụng để tiếp tục gia hạn làm việc tại Nhật thêm 2 năm (đối với chương trình 5 năm).

16. Nếu có bằng tiếng Nhật trình độ N4 mà không có bằng kỹ năng cấp 3 thì có tham gia chương trình được không và mất bao lâu?

Nếu là thực tập sinh kỹ năng về nước có trình độ tiếng Nhật N4 trở lên, nhưng không có bằng kỹ năng cấp 3, người lao động vẫn có thể đăng ký tham gia chương trình kỹ năng đặc định.

Tuy nhiên, bạn phải có giấy xác nhận hoàn thành chương trình thực tập tại Nhật do công ty cũ xác nhận. Nếu bạn không thể xác nhận hoặc công ty cũ không đồng ý xác nhận thì bạn phải thi kỹ năng chuyên môn.

Thời gian phụ thuộc vào việc lựa chọn ngành nghề (đúng ngành nghề/ trái ngành), công ty (cùng/ khác công ty), xét duyệt hồ sơ và có phải thi Kỹ năng đặc định (kỹ năng chuyên môn) hay không.

17. Nếu có bằng kỹ năng cấp 3 mà không có bằng tiếng Nhật trình độ N4 thì có tham gia chương trình được không và mất bao lâu?

Nếu là thực tập sinh kỹ năng về nước có bằng kỹ năng cấp 3 nhưng không có bằng tiếng Nhật trình độ tiếng Nhật N4 trở lên, người lao động vẫn có thể đăng ký tham gia chương trình kỹ năng đặc định. Khi đó, bạn cần thi để lấy bằng N4 hoặc thi kỹ năng tiếng Nhật của kỳ thi kỹ năng đặc định.

Thời gian phụ thuộc vào việc lựa chọn ngành nghề (đúng ngành nghề/ trái ngành), công ty (cùng/ khác công ty), xét duyệt hồ sơ và có phải thi Kỹ năng đặc định nay không.

18. Nội dung thi kỹ năng chuyên môn của Kỹ năng đặc định sẽ gồm những nội dung gì?

Thi kỹ năng chuyên môn sẽ tùy vào từng ngành nghề cụ thể.

Nội dung thi đang cập nhật, bạn nhớ đón theo dõi sau nhé!

19. Nếu Visa và hợp đồng lao động diện Kỹ năng đặc định ký 5 năm thì khi người lao động muốn chuyển việc có gặp khó khăn gì không?

Chương trình Kỹ năng đặc định cho phép người lao động chuyển việc nếu có lý do chính đáng, tuy nhiên thủ tục chuyển việc rắc rối và cần xác nhận từ nhiều phía. Do đó, không khuyến khích người lao động chuyển việc.

20. Trong 5 năm làm việc, nếu người lao động muốn chuyển việc thì sẽ tự đi tìm công ty hay có phải thông qua một đơn vị nào không?

Người lao động khi tham gia chương trình Kỹ năng đặc định muốn chuyển việc thì phải tự tìm công ty khác để ứng tuyển hoặc nhờ sự giúp đỡ từ tổ chức hỗ trợ.

21. Nếu người lao động muốn nghỉ việc chỗ cũ để chuyển việc sang chỗ mới mà sau một thời gian chưa kiếm được việc mới thì có phải về nước không?

Người lao động bắt buộc phải được công ty khác tiếp nhận trước khi chính thức nghỉ công ty đang làm việc và hoàn thành các hồ sơ chuyển việc cần thiết.

22. Thực tập sinh về nước sẽ có ưu thế gì so với người chưa từng đi Nhật khi tham gia chương trình Kỹ năng đặc định?

Đối với Thực tập sinh kỹ năng đã về nước có lợi thế hơn nhiều so với ứng viên hoàn toàn mới tham gia chương trình kỹ năng đặc định ở các khía cạnh sau:

  • Có trình độ tiếng Nhật nhất định: dễ dàng bắt nhịp với cuộc sống, làm tốt công việc.
  • Có tay nghề, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc với người Nhật, trong môi trường chuyên nghiệp: hiểu quy trình làm việc, tránh mắc sai lầm, thuận lợi cho quá trình học hỏi và phát huy khả năng bản thân.
  • Có am hiểu về văn hóa và phần nào hiểu được con người Nhật Bản: hòa nhập dễ dàng, tránh các cú sốc về văn hóa, căng thẳng, không bị lôi kéo bởi các thành phần xấu.

Đặc biệt, nếu bạn đã có N4 cùng bằng kỹ năng cấp 3 thì bạn không cần thi kỹ năng đặc định khi tham gia chương trình nữa.

23. Điểm khác nhau giữa thực tập sinh về nước đúng ngành tuyển dụng của kỹ năng đặc định với những thực tập sinh làm trái ngành tuyển dụng?

  ĐÚNG NGÀNH TRÁI NGÀNH
CÓ BẰNG
kỹ năng cấp 3
KHÔNG THI
kỹ năng đặc định
PHẢI THI
kỹ năng đặc định
CÓ BẰNG
kỹ năng cấp 3 nhưng thời gian
làm việc dưới 2 năm 10 tháng
PHẢI THI
kỹ năng đặc định
KHÔNG CÓ BẰNG
kỹ năng cấp 3
KHÔNG THI
kỹ năng đặc định
nếu có giấy xác nhận từ công ty cũ

24. Đang là Thực tập sinh tại Nhật thì có phải về nước thanh lý hợp đồng rồi trở lại Nhật tham gia chương trình KNĐĐ hay có thể ở lại Nhật làm việc luôn?

Luật Nhật Bản không bắt buộc Thực tập sinh phải về nước. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào công ty phái cử có yêu cầu bạn phải về nước thanh lý hợp đồng hay không.

25. Người lao động đi diện Kỹ năng đặc định sẽ không có hiệp hội quản lý. Vậy nếu trong trường hợp phát sinh vấn đề thì các bạn sẽ liên hệ với đơn vị nào để được hỗ trợ?

Liên hệ với tổ chức hỗ trợ hoặc cơ quan phái cử đã đưa bạn đi.

Hoặc có thể liên hệ Cục lao động ngoài nước; Đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản.

26. Thực tập sinh về nước trước hạn thì có được tham gia Kỹ năng đặc định không?

Thực tập sinh về nước trước hạn với lý do chính đáng vẫn có thể tham gia chương trình kỹ năng đặc định. Tuy nhiên, nếu mắc phải các trường hợp về nước trước hạn do vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật,…tại Nhật thì không thể tiếp tục quay lại ở chương trình mới này.

27. Nếu thực tập sinh về nước có các trình độ tiếng Nhật khác nhau thì khi đăng ký tham gia chương trình Kỹ năng đặc định tại  sẽ được đào tạo như thế nào?

Quy trình đào tạo của công ty LOD đối với các ứng viên có/không có trình độ tiếng Nhật như sau:

  CÓ BẰNG kỹ năng cấp 3 KHÔNG CÓ bằng kỹ năng cấp 3
CÓ N4 trở lên
  • Đào tạo tác phong
  • Phỏng vấn với công ty Nhật
  • LOD tiếp nhận làm hồ sơ
  • Đào tạo tác phong
  • Phỏng vấn với công ty Nhật
  • Thi kỹ năng đặc định
  • LOD tiếp nhận làm hồ sơ
KHÔNG CÓ N4
  • Đào tạo tiếng Nhật và tác phong
  • Phỏng vấn với công ty Nhật
  • Thi N4
  • LOD tiếp nhận làm hồ sơ
  • Đào tạo tiếng Nhật và tác phong
  • Phỏng vấn với công ty Nhật
  • Thi kỹ năng đặc định
  • LODtiếp nhận làm hồ sơ
Nếu thi rớt, ứng viên có thể đăng ký thi lại
error: NỘI DUNG ĐƯỢC BẢO VỆ!!!
All in one
Liên Hệ